Cách làm Củ Kiệu Ngâm Chua Ngọt

  • Số dĩa : Chưa xác định
  • Khẩu phần: người
  • Thời gian chuẩn bị : 15 phút
  • Thời gian nấu : 9 phút
  • Tổng thời gian : 24 phút

Nguyên liệu làm Củ Kiệu Ngâm Chua Ngọt

  • 1 kg củ kiệu Huế (đã làm sạch vỏ và phơi nắng)
  • 1 chén giấm gạo
  • 1 chén đường
  • 1/3 muỗng cafe muối
  • Vài trái ớt
  • 1 gói tro bếp

Các bước làm Củ Kiệu Ngâm Chua Ngọt

Bước 1

Mua khoảng 1,5kg - 2kg củ kiệu.- Hòa tro bếp vào 1 chậu nước, rồi cho kiệu vào ngâm qua đêm (khoảng 12 tiếng). - Vớt kiệu ra rửa nhiều lần cho thật sạch --> lột vỏ - Rồi đem kiệu đi phơi 1 nắng (nắng to)- Phơi xong, cắt rễ và lá kiệu lại cho gọn gàng (không cắt sâu phần gốc kiệu dễ bị úng)

Bước 2

Nấu hỗn hợp nước ngâm kiệu: cho (1 chén giấm + 1 chén đường + 1/3m muối) vào nồi nấu cho tan đường. Tắt bếp, để nguội.- Xếp kiệu vào lọ thủy tinh, thêm vài trái ớt rồi chế hỗn hợp giấm đường vào sao cho ngập mặt kiệu. Dùng miếng nhựa gài trên mặt kiệu để kiệu luôn ngập dưới nước ngâm. Đậy nắp thật kín. Để khoảng 2 tuần là ăn được. - Bảo quản nhiệt độ phòng, nơi khô ráo. - Với cách làm này, kiệu có thể để được trên 6 tháng mà không bị chua, vẫn giòn ngọt rất ngon bạn nhé!

Bước 3

Thậm chí hũ kiệu nhà mình đã được 1 năm vẫn ngon 😉Chúc bạn thành công nhé!

"SỰ TÍCH CỦ KIỆU Ngày xửa ngày xưa, vào đời vua Hùng Vương, có một nàng công chúa rất yêu thích việc trồng trọt, cày cấy. Không như những công chúa khác, công chúa Kiệu sống cùng với những người dân chất phác chia sẻ cuộc sống thường ngày với họ. Công chúa Kiệu rất thông minh, và hay tìm tòi ra những giống cây mới giúp cải thiện đời sống cho người dân. Một ngày nọ, công chúa bước xuống một thửa ruộng bỏ hoang. Nàng định dọn sạch đám cỏ đang mọc cao để gieo lúa. Trong lúc ngắm nghía nàng thấy một cây cỏ lạ, nàng thấy nó rất giống với cây hành lá. Công chúa Kiệu tò mò, nếm và ngửi thử mùi vị của củ. Kỳ lạ thay, củ của cây cỏ này tuy hơi nồng gắt nhưng rất lạ, không giống với những củ nàng đã biết qua. Công chúa vui mừng quá, liền đem giống cỏ lạ về trồng. Khi đã đến lúc gặt hái, nàng thử ngâm củ trong hỗn hợp giấm và nước ngọt của cây trái. Vài ngày sau, củ đã không còn vị gắt mà thơm nồng và vị lạ chưa từng thấy. Nàng dùng củ đã ngâm, ăn với thịt hay bánh chưng, thì sự kết hợp đó thật là tuyệt hảo. Lúc đó cũng là dịp Xuân về, nhân một ngày vua Hùng xuống thăm dân, công chúa Kiệu dâng lên vua cha những củ trắng trong, thơm ngát, cùng với những món ăn dân gian. Vua Hùng nếm thử, và rất thích. Từ đó, vua hạ lệnh trong dân gian cho trồng phổ biến cây cỏ lạ đó, mà vua đã đặt tên là Kiệu theo tên nàng công chúa đã có công khám phá" À hóa ra còn có cả sự tích về củ kiệu nữa đó. Thật biết ơn Công chúa Kiệu đã phát hiện ra một món ăn thật ngon. #mamcoTet

Bạn nghĩ Củ Kiệu Ngâm Chua Ngọt trong bao lâu thì hoàn thành? Cách làm Củ Kiệu Ngâm Chua Ngọt rất khó khăn? Chỉ cần qua 3 bước xử lý 6 nguyên liệu cần chuẩn bị bên trên bạn sẽ thấy việc nấu Củ Kiệu Ngâm Chua Ngọt không những không khó mà còn đơn giản ngoài sức tưởng tưởng của bạn.

Món ngon hôm nay:
  • Bò lúc lắc

    Bò lúc lắc

  • HÁ CẢO BẮP CẢI (CHINESE CABBAGE DUMPLINGS)

    HÁ CẢO BẮP CẢI (CHINESE CABBAGE DUMPLINGS)

Thành phần dinh dưỡng

Thông tin trên mỗi khẩu phần.

  • Đạm

    6.60g
  • 50g
  • Chất béo

    50g
  • Năng lượng

    70g
  • Chất béo bão hòa

    90g
  • Natri

    800mg
  • Carbohydrate

    10g
  • Cholesterol

    55.50g